• 146 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình, TP.HCM
  • (+84) 0866139499

THỜI TRANG TUẦN HOÀN LÀ GÌ?

Hoang Kim » Tin tức » THỜI TRANG TUẦN HOÀN LÀ GÌ?
24 Tháng Hai, 2021

THỜI TRANG TUẦN HOÀN LÀ GÌ?

Dưới 1% quần áo được tái chế thành sản phẩm may mặc mới. Theo ước tính, ngành công nghiệp thời trang là tác nhân dẫn đến lượng rác thải trung bình 13kg/người trên hành tinh. Hãy tưởng tượng điều đó tương tự với viễn cảnh thế giới có một bãi rác khổng lồ với kích thước bằng nước Pháp, chỉ chứa đầy quần áo và hàng dệt may…

Ngành công nghiệp thời trang hiện tại không chỉ lãng phí mà còn tham lam khi việc khai thác khối lượng vật liệu thô khổng lồ đòi hỏi vắt kiệt nguồn tài nguyên đất, nước, dầu và hóa chất cũng như gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

Trong bối cảnh đó, dù chỉ mới xuất hiện vào năm 2014, từ “tuần hoàn” (circular) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm bền vững được đón nhận nồng nhiệt trong lĩnh vực thời trang.

Có đến 90 thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ–từ Nike đến Adidas, Ganni đến Reformation, Lacoste đến VF Corporation–đã ký kết vào Bảng cam kết Hệ thống Thời Trang Tuần hoàn 2020 (2020 Circular Fashion System Commitment) của Global Fashion Agenda.

Thời trang tái chế
Hãy quên việc sản xuất và vứt bỏ! Thiết kế lại để mọi thứ trở nên tốt hơn!

Vậy, nếu diễn giải ngắn gọn, thì thế nào là thời trang tuần hoàn? Và thế nào là không? Liệu “tuần hoàn” có đang nhanh chóng trở thành một thuật ngữ thông dụng nhưng sáo rỗng (buzzword) trong ngành thời trang? Thế thì tất cả những điều này có ý nghĩa thế nào với ngành công nghiệp thời trang? Hãy cùng Hoàng Kim tìm hiểu trong bài viết này nhé

Thời trang tuần hoàn là gì?

Ngành công nghiệp thời trang tuần hoàn được định nghĩa là ngành công nghiệp giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, đồng thời giữ cho sản phẩm và vật liệu được sử dụng lâu nhất có thể, thông qua việc tái sử dụng và tái chế, và có các hệ thống phân loại tự nhiên tự tái tạo.

Quy trình thiết kế tuần hoàn
Nền kinh tế thời trang tuần hoàn

Giảm thiểu chất thải

Nền kinh tế hiện nay chủ yếu dựa trên mô hình vận hành theo đường thẳng hay mô hình tuyến tính (linear economy). Theo đó, tài nguyên được lấy đi một cách vô tội vạ từ hành tinh, làm thành sản phẩm và sau đó bị vứt bỏ khi không còn cần thiết nữa. Dù một số sản phẩm có thể được tái sử dụng và tái chế đi chăng nữa thì cuối cùng quá trình đó vẫn là “khai thác – sản xuất – thải bỏ”.

thời trang tuần hoàn là gì
Giảm thiểu chất thải

Ngược lại, một mô hình kinh tế bền vững hơn có tính chất tuần hoàn hơn. Sau khi được khai thác, tài nguyên được giữ lại trong vòng tuần hoàn lâu nhất có thể thông qua việc sử dụng và tái sử dụng sản phẩm, và sau đó tái chế thành vật liệu thô dùng cho sản xuất mà không cần khai thác tài nguyên mới.

Quỹ Ellen MacArthur đề cập đến mô hình này như là “một hoạt động kinh tế tách rời khỏi việc tiêu thụ tài nguyên vốn có hạn và loại bỏ chất thải ra khỏi hệ thống”.

Sản xuất bền vững

Mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là một cách tiếp cận phi tuyến tính (non-linear), tập trung vào việc không có rác thải mà còn phải đảm bảo hai công đoạn “ khai thác” và “sản xuất”. Việc khai thác tài nguyên vật chất và tạo ra sản phẩm cũng cần mang tính bền vững và tái tạo được.

Ví dụ, Chứng nhận Cradle2Cradle đưa ra một tiêu chuẩn tiếp cận cho vòng tuần hoàn của vật liệu. Nó đánh giá xem liệu sản phẩm đã được thiết kế phù hợp và được sản xuất đúng với đặc tính của nền kinh tế tuần hoàn, dựa trên năm hạng mục quan trọng: sức khỏe vật chất, tái sử dụng vật liệu, quản lý carbon và tái tạo năng lượng, quản lý nước, và công bằng xã hội.

Định nghĩa thời trang tuần hoàn
Sản xuất bền vững

Vòng đời cuối cùng

Sau cùng thì một mô hình tuần hoàn cũng xem xét giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của một sản phẩm. Nếu sản phẩm không thể sử dụng được nữa (dù toàn bộ hay một phần) hoặc không thể được tái chế thành vật liệu thô thì có thể được thải bỏ mà không gây hại cho môi trường.

Thời trang tái chế
H&M đã giới thiệu thùng tái chế quần áo tại cửa hàng

Tác phẩm bạn thấy ở trên là của thương hiệu H&M đã giới thiệu thùng tái chế quần áo tại cửa hàng đầu tiên vào năm 2012, mời khách hàng quyên tặng quần áo họ không dùng từ bất kỳ thương hiệu nào. Trưởng bộ phận ‘phát triển bền vững’ của H&M Group Anna Gedda hy vọng khả năng tái chế của ngành thời trang sẽ cải thiện trong những năm tới.

XEM THÊM: TƯ DUY PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG XANH  

Cre: StyleMagazine